image info@hathamec.vn
image Tầng 18 Tòa nhà văn phòng Viwaseen, Số 48 Phố Tố Hữu, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Chi tiết bài viết

Hà Nội tương lai sẽ không còn cầu vượt nhẹ

18/Sep/2024

Theo ông Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, trọng tâm của kỳ họp thứ 5 tới sẽ xem xét tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2012 của thành phố.


Hà Nội tương lai sẽ không còn cầu vượt nhẹ (ảnh: T.Xuân)

Đặc biệt, một số quy hoạch ngành gắn liền với đời sống người dân sẽ được đưa ra bàn thảo như quy hoạch sử dụng đất, giao thông, thoát nước, thủy lợi, văn hóa, du lịch và một số chương trình, mục tiêu của thành phố về giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Liên quan tới vấn đề giao thông, theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hòai Nam, thời gian qua một trong những giải pháp mang tính trước mắt như phân làn, đổi giờ học, cầu vượt nhẹ tại một số nút giao thông đã thể hiện tính hiệu quả, giảm thiểu ùn tắc ở một số tuyến đường tại một số thời điểm nhất định trong ngày.

Tới đây, TP tiếp tục lựa chọn các nút giao gây ùn tắc lớn để đầu tư nhưng về lâu dài, trong quy hoạch mạng lưới thông qua lần này tất cả các nút giao cao tốc đi qua đô thị, nút giao trục chính đô thị và các đường trục lớn đều được thiết kế theo hướng khác mức (tức là tại nút giao thông đó các đường đi trên các độ cao khác nhau để tránh xung đột giữa các luồng giao thông- PV).

"Khi đó, chỉ còn một số ngã tư nội đô nhỏ thì sẽ không còn cầu vượt nhẹ nữa mà thay bằng thiết kế khác mức" - ông Nam nói.

Trong khi đó, liên quan tới vấn đề thoát nước mùa mưa, Thường trực Ủy ban Kinh tế ngân sách Nguyễn Văn Nam cho hay, kỳ họp này Hà Nội cũng xem xét thông qua quy hoạch thoát nước tới năm 2030, tầm nhìn 2050 cùng với đó là quy hoạch thủy lợi.

Ông Nam cho hay, quy hoạch đã tính toán tới yếu tố biến đổi khí hậu, lượng mưa quan sát trong vòng 10 năm qua. Cả hai quy hoạch đều phân các lưu vực và đặt vấn đề nạo vét hệ thống lòng sông và đầu tư cho các trạm bơm với công nghệ mới.

Quy hoạch sử dụng đất cũng được đưa ra xem xét lần này với cách làm chặt chẽ và quan tâm tới việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai. "Đối với một số loại đất ao hồ, đất lúa, quy hoạch phải xác định rõ, công khai ranh giới, quản lý nghiêm ngặt. Quy hoạch cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra dự án mà chủ đầu tư được giao chậm đưa vào sử dụng và cương quyết thu hồi" - ông Nguyễn Văn Nam cho biết.